Chức năng và Nhiệm vụ

 

 

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, được đổi tên theo Quyết định số 1454/QĐ-BLĐTBXH, ngày 12 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở tên Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Cơ khí xây dựng số 1; Trường là cơ sở đào tạo bậc học có trình độ Cao đẳng và các bậc thấp hơn theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tên giao dịch của Trường: Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam – Russia Vocational Training College N0 1

Tên viết tắt: (VRC1)

Trụ sở chính:  Phường Xuân Hoà – Thành phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại  : 0211.3863.056

Fax             : 0211.3863.506

Website: https://www. vixo.edu.vn

Email         : info@vixo.edu.vn;

truongvietxo@gmail.com

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Xây dựng và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nơi Trường đặt trụ sở. Được hưởng các chế độ chính sách thuộc hệ thống các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề do Nhà nước ban hành.

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được phép mở tài khoản riêng tại Ngân hàng và kho bạc Nhà nước, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, được Nhà nước đầu tư chính về xây dựng cơ bản, cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí đào tạo, Nhà nước chịu trách nhiệm về trả lương cho cán bộ viên chức và chi dùng thường xuyên của Trường.

Sứ mạng và Tầm nhìn

  1. Sứ mạng

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, uy tín đối với xã hội, thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập và liên kết đào tạo trong và ngoài nước góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, xã hội, khu vực và Quốc tế.

  1. Tầm nhìn

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đào tạo kỹ sư thực hành.

 

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM

 

Nhiệm vụ

  1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường.
  2. Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
  3. Tổ chức giảng dạy, học tập theo kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập kết hợp thực tế tại doanh nghiệp, và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp.
  4. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của đất nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  5. Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  6. Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
  8. Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp, và đào tạo thường xuyên theo quy định nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
  9. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, phê duyệt, ban hành và thực hiện các chương trình, giáo trình đào tạo đối với từng ngành, nghề được cấp phép đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  10. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  11. Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và in phôi văn bằng, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp Cao đẳng, bằng tốt nghiệp Trung cấp, chứng chỉ Sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  12. Tuyển dụng, quản lý giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
  13. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và định hướng sau khi tốt nghiệp.
  14. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động tài chính; có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo, giảng viên, giáo viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của Trường.
  15. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
  16. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
  17. Thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ Xây dựng, Bộ LĐTB & XH và các quy định của pháp luật.

Quyền hạn và trách nhiệm của Trường

  1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học.
  2. Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.
  3. Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định.
  4. Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, Trang thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
  5. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội.
  6. Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
  7. Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
  8. Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  9. Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp.
  10. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, quy hoạch phát triển của ngành, địa phương và Nhà nước.
  11. Huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện trong các hoạt động đào tạo của Trường.
  12. Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ từ cấp Trưởng phòng, Khoa và tương đương trở xuống theo quy định.
  13. Quyết định tiếp nhận, luân chuyển, điều động, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước và nước ngoài đối với cán bộ viên chức và người lao động trong trường theo quy định của pháp luật.
  14. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo về lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học.
  15. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động, môi trường học tập trong nước cũng như quốc tế.
  16. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
  17. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo hợp đồng đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.
  18. Thực hiện các quyền tự chủ theo quy định của pháp luật.

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Cơ cấu tổ chức của Trường

  1. Hội đồng Trường
  2. Chủ tịch Hội đồng;
  3. Thư ký Hội đồng;
  4. Các thành viên.
  5. Ban Giám hiệu
  6. Hiệu trưởng;
  7. Các Phó Hiệu trưởng.
  8. Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình và các Hội đồng tư vấn khác
  9. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể
  10. Các Phòng nghiệp vụ:
  11. Phòng Đào tạo và Công tác học sinh – sinh viên;
  12. Phòng Tổ chức Hành chính;
  13. Phòng Kế toán Tài chính;
  14. Các Khoa nghề
  15. Khoa Cơ khí;
  16. Khoa Điện;
  17. Khoa Máy xây dựng;
  18. Khoa Cơ bản.
  19. Các Trung tâm
  20. Trung tâm Kiểm định;
  21. Trung tâm Đào tạo lái xe;
  22. Trung tâm Ngoại ngữ và hợp tác quốc tế;
  23. Các lớp học sinh, sinh viên