Trung tâm Kiểm định

Lãnh đạo trung tâm: 

Giám đốc: Ths Nguyễn Đăng Hiếu

Phó giám đốc: Ths Vũ Xuân Lãng

 

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm kiểm định

I. Chức năng

-Tham mưu, tư vấn giúp Hiệu trưởng về công tác Kiểm địnhĐảm bảo chất lượng đào tạo, Khảo thí  và Thanh tra đào tạo trong nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường;

– Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc Tổ chức triển khai thực hiện các công việc liên quan đến đánh giá kỹ năng nghề cho các nghề nhà trường được cấp phép; xây dựng quy trình chiến lược phát triển và đào tạo các loại hình đào tạo bồi dưỡng, triển khai, quản lý các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận/chứng chỉ cho các loại hình đào tạo bồi dưỡng được cấp phép cho giáo viên, học sinh sinh viên và cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, địa phương;

– Thực hiện các chức năng khác theo sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng nhà trường.

II. Nhiệm vụ

1. Kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo

a) Tổ chức xây dựng và trình hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác Kiểm định chất lượng dạy nghề và đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường. Hướng dẫn và theo dõi thực hiện các văn bản này tại các đơn vị trong trường;

b) Nghiên cứu xây dựng hệ thống công cụ đánh giá và tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng tuyển sinh, chất lượng học sinh, sinh viên cuối khóa học;

c) Đề xuất biện pháp, giải pháp và kế hoạch kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, công tác quản lý, điều hành của các phòng,khoa, trung tâm khối đào tạo trong trường;

d) Căn cứ các tiêu chí và tiêu chuẩn tự Kiểm định chất lượng đào tạo, tự Kiểm định chương trình đào tạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, xây dựng các nội dung và biện pháp thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề làm cơ sở để các đơn vị thực hiện;

e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho tất cả các đơn vị trong toàn trường;

f) Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ, giảng viên về hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề;

g) Phối hợp triển khai việc tổ chức hội thi tay nghề giỏi các cấp.

2. Thanh tra đào tạo

a) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về đào tạo;

b) Thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, cấp văn bằng, chứng chỉ và quy chế HSSV;

c) Đề xuất biện pháp giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đào tạo trong nhà trường theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp nhận và đề xuất xử lý các loại đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác đào tạo;

e) Giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội dung chất lượng giảng dạy, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của các Khoa, trung tâm khối đào tạo.

3. Khảo thí

a) Tổ chức xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn công tác khảo thí. Hướng dẫn và theo dõi thực hiện các văn bản này tại các đơn vị trong trường;

b) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học theo chương trình đào tạo của nhà trường;

c) Xây dựng quy trình kiểm tra kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp; Quản lý, tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, môn học và tổ chức thi tốt nghiệp theo qui định;

d) Kết hợp các Khoa, trung tâm tổ chức xây dựng, quản lý và sử dụng ngân hàng kiểm tra kết thúc mô đun, môn học và đề thi tốt nghiệp; cải tiến và phát triển các phương pháp đánh giá phù hợp với yêu cầu đào tạo của các nghề, các hệ nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo;

e) Phối hợp với Phòng Đào tạo các khoa, trung tâm tổ chức thực hiện các kỳ kiểm tra kết thúc mô đun, môn học, kỳ thi tốt nghiệp, bao gồm: Làm đề; tổ chức coi, chấm thi, kiểm tra; chấm phúc khảo; quản lý bài thi, kiểm tra kết thúc mô đun, môn học và thông báo kết quả thi, kiểm tra;

f) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình giao nhận đề thi, sao in và bảo mật đề thi, kiểm tra;

g) Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp, công nghệ mới vào công tác soạn thảo đề thi, chấm thi và đánh giá kết quả thi; Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của cấp trên, thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, từng bước trang bị công nghệ và công cụ cho công tác khảo thí;

h) Lập kế hoạch và xây dựng quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên… đảm bảo khách quan, chính xác. Kiểm tra, giám sát, quản lý quá trình giảng dạy, công tác giáo vụ của giáo viên.

4. Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề

a) Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng tại Trung tâm để gửi cho Tổng cục Dạy nghề;

b) Thông báo công khai tại trụ sở chính của Trung tâm và trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nghề được tổ chức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người lao động theo từng bậc trình độ kỹ năng và địa điểm sẽ tổ chức thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người lao động;

c) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia của người lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của thông tư số 15/2011/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2011;

d) Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu cần thiết theo yêu cầu của đề thi tương ứng với số lượng người dự thi của mỗi kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại Trung tâm;

e) Phối hợp và tạo điều kiện cho Ban Giám khảo đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người dự thi theo đúng lịch đã đề ra;

f) Bảo đảm an toàn cho kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; phối hợp với Ban Giám khảo và các tổ chức có liên quan trong việc xử lý các sự cố xảy ra trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

g) Công khai mức thu phí tham dự kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và giá các dịch vụ có liên quan khác;

h) Thực hiện cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;

i) Tổ chức trao chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người dự thi đạt yêu cầu tại Trung tâm theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của thông tư số 15/2011/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2011;

j) Tổng hợp, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về số lượng người đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề và số lượng người dự thi tại Trung tâm đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo từng nghề và từng bậc trình độ kỹ năng;

k) Lưu giữ hồ sơ đăng ký tham dự đánh giá kỹ năng nghề của người lao động, các kết quả đánh giá kỹ năng nghề đối với người dự thi của Ban Giám khảo và danh sách người dự thi đạt yêu cầu đã nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia tại Trung tâm theo quy định.

5. Đào tạo bồi dưỡng

a) Lập kế hoạch và thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đặc thù và các kỹ năng mềm ;

b) Xây dựng và tổ chức kế hoạch giảng dạy, học tập, sát hạch cấp chứng nhận/chứng chỉ các hoạt động đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn đặc thù như : An toàn lao động và Về sinh lao động; Kỹ năng lãnh đạo và quản lý; Hội nhập kinh tế quốc tế; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng thuyết trình, .. và các kỹ năng mềm khác cho giáo viên, học sinh sinh viên và cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, địa phương;

c) Tham gia các hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực đao tạo bồi dưỡng do các cấp tổ chức ;

d) Xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận/chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng ;

e) Thực hiện chế độ báo cáo kết quả đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận/chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng cho nhà trường theo qui định của Hiệu trưởng ;

f) Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận /chứng chỉ ngắn hạn đặc thù và các kỹ năng mềm khác.

6. Phát triển quan hệ với doanh nghiệp

a) Xây dựng kế hoạch hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trình Hiệu trưởng phê duyệt, triển khai, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động hợp tác, liên kết với doanh nghiệp về đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận/chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng;

b) Làm đầu mối tiếp nhận, triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận /chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng theo đặt hàng của doanh nghiệp;

c) Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học về đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá cấp chứng nhận/chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng;

d) Phối hợp tổ chức cho giảng viên, giáo viên và HSSV về các hoạt động phát triển kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, các hoạt động giao lưu giữa HSSV và doanh nghiệp;

e) Tổ chức khảo sát về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, thu thập thông tin phản hồi từ doanh nghiệp về các chương trình đào tạo bồi dưỡng của nhà trường;

f) Tham mưu cho lãnh đạo ban hành các quy định về hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công

III. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm kiểm định:

– 01 Giám đốc;

– 01 Phó Giám đốc;

– 2-3 Chuyên viên phụ trách công tác Kiểm định và đảm bảo chất lượng, đào tạo bồi dưỡng và phát triển doanh nghiệp;

– 2-3 Chuyên viên phụ trách thanh tra-khảo thí;

– 01 Nhân viên VP-KT.