Lãnh đạo Khoa Cơ bản
Trưởng khoa: Ths Lục Kim Anh
Phó trưởng Khoa: ThS Trương Xuân Thủy
Phó trưởng Khoa: Cử nhân kinh tế Vũ Văn Lâm
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
I. Chức năng
Khoa cơ bản có chức năng giảng dạy và quản lý chất lượng chương trình giảng dạy các môn học: Kỹ thuật cơ sở, Chính trị, Pháp luật, Kế toán doanh nghiệp và Quản trị kinh doanh, Giáo dục thể chất, Giáo dục QP-AN. Quản lý học sinh văn hóa và giảng dạy văn hóa cho học sinh các lớp hệ GDTX.
II. Nhiệm vụ.
– Phối hợp chặt chẽ với Phòng đào tạo để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn học được giao.Thực hiện kiểm tra, thi các môn học theo tiến độ giảng dạy;
– Phân công giáo viên dạy học, quản lý học sinh sinh viên, quản lý trang thiết bị, dụng cụ phục vụ việc dạy và học;
– Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả rèn luyện học tập của học sinh thuộc Khoa quản lý theo mẫu biểu quy định;
– Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu các môn học được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
– Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy học;
– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên và kế hoạch bổ sung nhân lực cho đội ngũ giáo viên của Khoa. Tham gia Hội thảo chuyên đề, hội thi, dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo học kỳ, năm học, khoá học;
– Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật do Khoa quản lý. Lập kế hoạch mua sắm vật tư, sửa chữa trang thiết bị, kế hoạch bảo dưỡng, bảo quản trang thiết bị máy móc. Tổ chức thiết kế và chế tạo các mô hình học cụ phục vụ dạy học;
– Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong trường để quản lý giáo dục học sinh và tổ chức các phong trào thể dục thể thao cho Cán bộ viên chức và học sinh sinh viên nhà Trường.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
I. Cơ cấu tổ chức.
– 01 Trưởng khoa
– 02 phó trưởng khoa
– 3 tổ bộ môn trực thuộc
– Tổ Kỹ thuật cơ sở;
– Tổ Chính trị xã hội và GDTC – QPAN;
– Tổ Văn hóa.
II. Chức năng nhiệm vụ của các tổ chuyên môn trực thuộc.
1. Tổ Kỹ thuật cơ sở.
a. Chức năng.
Tổ Kỹ thuật cơ sở tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của Khoa. Quản lý và thực hiện tiến độ dạy học các môn: Cơ kỹ thuật, Điện kỹ thuật, Vẽ kỹ thuật, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Vật liệu điện, Công nghệ kim loại, Bảo hộ lao động các môn học khác được phân công.
b. Nhiệm vụ .
– Xây dựng, cải tiến nội dung, chương trình, giáo trình và các tài liệu giảng dạy các môn học được phân công;
– Triển khai thực hiện kế hoạch , tiến độ giảng dạy các môn học, phân công giáo viên thực hiện;
– Lưu trữ các tài liệu liên quan đến quá trình dạy học, của các môn học được phân công;
– Quản lý sử dụng các phương tiện , thiết bị , đồ dùng dạy học;
– Tổ chức sinh hoạt định kỳ, hàng tháng báo cáo kết quả hoạt động của tổ môn cho khoa;
– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và kế hoạch bổ sung nhân lực của tổ.
2. Tổ Chính trị xã hội và GDTC – QPAN.
a. Chức năng.
Thực hiện kế hoạch công tác của Khoa. Quản lý và thực hiện tiến độ dạy học các môn: Chính trị, Pháp luật, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp, Giáo dục thể chất, Giáo dục QPAN và các môn học khác được phân công.
b. Nhiệm vụ .
– Xây dựng, cải tiến nội dung, chương trình, giáo trình và các tài liệu giảng dạy các môn học được phân công;
– Triển khai thực hiện kế hoạch , tiến độ giảng dạy các môn học, phân công giáo viên thực hiện;
– Lưu trữ các tài liệu liên quan đến quá trình dạy học, của các môn học được phân công;
– Quản lý sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học;
– Tổ chức sinh hoạt định kỳ, hàng tháng báo cáo kết quả hoạt động của tổ môn cho khoa;
– Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong trường tổ chức các phong trào thể dục thể thao cho Cán bộ viên chức và học sinh sinh viên;
– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và kế hoạch bổ sung nhân lực của tổ.
3. Tổ văn hóa.
a. Chức năng.
Quản lý học sinh văn hóa và giảng dạy văn hóa cho học sinh các lớp hệ Bổ túc văn hóa nghề.
b. Nhiệm vụ.
– Thực hiện việc quản lý học sinh văn hóa;
– Lập báo cáo kết quả định kỳ khối bổ túc văn hóa nghề;
– Xây dựng kế hoạch đào tạo văn hóa hệ bổ túc văn hóa nghề;
– Phân công giáo viên giảng dạy văn hóa, xếp thời khóa biểu;
– Quản lý giảng dạy văn hóa theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Thực hiện công tác giáo vụ, thống kê giờ giảng của giáo viên.